Tiếng Anh cơ bản
Khám phá các phương pháp học từ vựng, ngữ pháp, và kỹ năng giao tiếp tiếng Anh dành cho người mới bắt đầu. Blog cung cấp tài liệu học tập dễ hiểu và bài tập thực hành giúp bạn tự tin sử dụng tiếng Anh hàng ngày.

Câu bị động (passive voice): Cấu trúc, cách dùng và bài tập

Câu bị động (passive voice): Cấu trúc, cách dùng và bài tập

Câu bị động (Passive Voice) là một phần quan trọng trong ngữ pháp tiếng Anh, thường xuyên xuất hiện trong các kỳ thi và giao tiếp hàng ngày.

Việc hiểu rõ cách sử dụng câu bị động không chỉ giúp bạn giao tiếp chính xác hơn mà còn giúp bạn cải thiện kỹ năng ngữ pháp tiếng Anh một cách mạnh mẽ.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về câu bị động:

  • Khái niệm công thức đầy đủ của câu bị động
  • Cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động chuẩn xác và những lưu ý quan trọng
  • Tổng hợp các cấu trúc câu bị động theo thìcác dạng đặc biệt kèm bài tập luyện tập từ cơ bản đến nâng cao.

Tìm hiểu câu bị động là gì? (Passive Voice)

Câu bị động (Passive Voice) là một dạng cấu trúc ngữ pháp trong tiếng Anh, được sử dụng khi chúng ta muốn nhấn mạnh đối tượng (chủ ngữ) chịu tác động của hành động thay vì người thực hiện hành động.

Khi chuyển đổi câu từ dạng chủ động sang bị động, thì của động từ trong câu bị động phải giống với thì của câu chủ động.

Ví dụ:

  • Câu chủ động: The Beatles wrote "A Hard Day's Night". (The Beatles viết "A Hard Day’s Night".)
  • Câu bị động: "A Hard Day's Night" was written by the Beatles. ("A Hard Day’s Night" được viết bởi The Beatles.)

Chủ ngữ trong câu bị động là đối tượng bị tác động bởi hành động, không phải người thực hiện hành động.

Tìm hiểu câu bị động là gì?
Tìm hiểu câu bị động là gì?

Cách dùng câu bị động:

  1. Nhấn mạnh đối tượng bị tác động: Câu bị động được sử dụng khi chúng ta muốn nhấn mạnh đối tượng bị tác động, thay vì chủ thể thực hiện hành động.

Ví dụ:

  • Câu chủ động: My father punished my brother for playing video games all night. (Bố tôi đã phạt em trai tôi vì chơi điện tử suốt đêm.)
  • Câu bị động: My brother was punished by my father for playing video games all night. (Em trai tôi bị phạt bởi bố tôi vì chơi điện tử cả đêm.)
  1. Khi không biết ai hoặc điều gì thực hiện hành động: Câu bị động cũng được dùng khi không biết hoặc không quan trọng ai là người thực hiện hành động.

Ví dụ:

  • Câu chủ động: Someone stole my wallet. (Có ai đó đã lấy ví của tôi.)
  • Câu bị động: My wallet was stolen. (Ví của tôi bị mất.)

Trong trường hợp này, ta chỉ muốn nhấn mạnh vào đối tượng bị tác động (ví), không quan trọng ai là người lấy ví.

  1. Câu bị động với hai tân ngữ: Nếu câu chủ động có hai tân ngữ, bạn có thể chọn tân ngữ bạn muốn nhấn mạnh và chuyển nó thành chủ ngữ trong câu bị động. Thường thì tân ngữ gián tiếp sẽ được chọn làm chủ ngữ trong câu bị động.

Ví dụ:

  • Câu chủ động: Haley gives Alex an elegant tie. (Haley đưa Alex một chiếc cà vạt thanh lịch.)
  • Câu bị động: Alex is given an elegant tie by Haley. (Alex được tặng một chiếc cà vạt thanh lịch bởi Haley.)
  1. Dùng "by" và "with" trong câu bị động: ​​​​​
  • Trong câu bị động, "by" được dùng để chỉ người hoặc vật trực tiếp thực hiện hành động.

  • "With" được dùng để chỉ dụng cụ, phương tiện hoặc chất liệu được dùng để thực hiện hành động.

Ví dụ:

  • Chủ động: She is making a cake. (Cô ấy đang làm bánh)
  • Bị động: A cake is being made by her. (Một chiếc bánh đang được làm bởi cô ấy.)
  • Chủ động: She opened the door with a key. (Cô ấy đã mở cửa bằng một chiếc chìa khóa)
  • Bị động: A door is opened with a key. (Cửa được mở bằng chìa khóa.)
  1. Câu bị động với các chủ ngữ chung: Khi câu chủ động bắt đầu với các chủ ngữ như "people", "they", "everyone", "someone", "anyone", bạn có thể rút gọn chủ ngữ này khi chuyển sang câu bị động.

Ví dụ:

  • Câu chủ động: Someone stole my bicycle yesterday. (Ai đó đã lấy xe đạp của tôi hôm qua.)
  • Câu bị động: My bicycle was stolen yesterday. (Xe đạp của tôi đã bị lấy hôm qua.)
Cách dùng câu bị động
Cách dùng câu bị động

Chi tiết công thức câu bị động trong tiếng Anh

Câu bị động trong tiếng Anh thường được hình thành bằng cách đưa tân ngữ của câu chủ động lên làm chủ ngữ, thêm trợ động từ “to be” chia theo thì phù hợp, và động từ chính chuyển sang quá khứ phân từ (V3).

Với câu khẳng định

Câu chủ động

S + V + O

Câu bị động

O + to be + V-ed/p.p + (by S)

Trong đó:

  • S: Chủ ngữ
  • V: Động từ
  • O: Tân ngữ
  • to be: Được chia theo thì của động từ gốc
  • V-ed/p.p (Vpp): Quá khứ phân từ – cột 3 trong bảng động từ

Lưu ý:

  • Vpp = V3 = Ved (với động từ có quy tắc) hoặc cột 3 (với động từ bất quy tắc)
  • Nếu người thực hiện hành động không quan trọng hoặc đã rõ từ ngữ cảnh, có thể bỏ phần by + S

Ví dụ:

  • She writes the reports every week. (Cô ấy viết báo cáo mỗi tuần.)
    → The reports are written every week. (Báo cáo được viết mỗi tuần.)
  • They built the bridge in 2010. (Họ đã xây cây cầu vào năm 2010.)
    → The bridge was built in 2010. (Cây cầu được xây vào năm 2010.)

Câu hỏi ở thể bị động

Khi chuyển sang câu hỏi, ta đảo trợ động từ to be lên đầu câu.

Câu hỏi chủ động

Be + S + V-ed/p.p + O?

Câu hỏi bị động

Be + O + V-ed/p.p + by S?

Ví dụ:

  • Did he send the email yesterday? (Anh ấy đã gửi email hôm qua phải không?)
    → Was the email sent yesterday? (Email đã được gửi hôm qua phải không?)
  • Are they fixing the lights? (Họ đang sửa đèn phải không?)
    → Are the lights being fixed? (Đèn đang được sửa phải không?)

Một số lưu ý khi dùng câu bị động

Ví dụ: The cake was eaten. (Chiếc bánh đã được ăn.)

Cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động

Để chuyển câu chủ động sang bị động, bạn làm theo 3 bước đơn giản sau:

Cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động
Cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động

Bước 1: Xác định tân ngữ trong câu chủ động

Tân ngữ này sẽ trở thành chủ ngữ trong câu bị động.

Ví dụ: 

They built a bridge.
→ Tân ngữ: a bridge

Bước 2: Xác định thì và chia động từ “to be” tương ứng

Bạn cần chia to be theo thì gốc + chuyển động từ chính sang V3/ed.

Ví dụ:

They built a bridge.
 A bridge was built (past simple)

Bước 3: Thêm “by + người thực hiện” nếu cần

Chỉ thêm “by + người thực hiện” nếu thông tin đó quan trọng.

Ví dụ: A bridge was built by them.

(Trường hợp trong câu ví dụ hoàn toàn có thể lược bỏ “by them” vì không cần nhấn mạnh ai đã thực hiện hành động trong câu bị động.)

Một số lưu ý khi chuyển sang câu bị động

Khi chuyển từ câu chủ động sang câu bị động, ngoài việc nắm rõ công thức chung, bạn cũng cần chú ý đến một số điểm sau để tránh lỗi sai thường gặp:

  1. Chuyển đổi đại từ tân ngữ thành đại từ chủ ngữ

Trong câu chủ động, nếu tân ngữ là đại từ (như me, him, them...), khi chuyển sang bị động và trở thành đối tượng thực hiện hành động (đứng sau "by"), bạn cần đảm bảo chuyển đúng đại từ theo bảng sau:

Chủ ngữ Tân ngữ

I

me

We

us

You

you

He

him

She

her

It

it

They

them

Ví dụ sai và đúng:

  • Sai: Lisa was invited by she.
  • Đúng: Lisa was invited by her.
  1. Một số động từ đặc biệt đi với “with” thay vì “by”

Với các động từ như fill, cover, crowd,... khi dùng ở câu bị động, chúng thường đi kèm với giới từ “with” thay vì “by” để mô tả công cụ hoặc chất liệu làm đầy, bao phủ...

Ví dụ:

  • The basket was filled with apples. (Chiếc giỏ được chất đầy táo.)
  • The wall was covered with colorful posters. (Bức tường được dán đầy các áp phích đầy màu sắc.)
  1. Vị trí của các cụm từ chỉ nơi chốn, đối tượng và thời gian

Trong câu bị động, thứ tự các thành phần bổ sung thường được sắp xếp theo quy tắc:

Địa điểm → by + đối tượng thực hiện hành động → thời gian

Ví dụ: The laptop was repaired at the service center by a technician yesterday. (Chiếc laptop đã được sửa tại trung tâm bảo hành bởi một kỹ thuật viên vào hôm qua.)

Ngay cả khi thiếu một trong ba yếu tố, thứ tự còn lại vẫn giữ nguyên để đảm bảo ngữ pháp và mạch câu rõ ràng:

  • The laptop was repaired at the service center yesterday. (Chiếc laptop đã được sửa tại trung tâm bảo hành vào hôm qua.)
  • The laptop was repaired at the service center by a technician. (Chiếc laptop đã được sửa tại trung tâm bảo hành bởi một kỹ thuật viên.)
  1. Một số trường hợp không thể chuyển sang câu bị động

Không phải mọi câu đều có thể biến thành câu bị động.

Một số trường hợp không chuyển sang câu bị động được
Một số trường hợp không chuyển sang câu bị động được

Dưới đây là những tình huống thường không áp dụng được câu bị động:

4.1. Khi tân ngữ là đại từ phản thân

Các đại từ như myself, yourself, himself... không thể dùng làm chủ ngữ trong câu bị động.

Ví dụ: She blamed herself. (Cô ấy trách bản thân mình.)
→ Không thể nói: Herself was blamed by her.

4.2. Khi động từ chính là nội động từ

Nội động từ không có tân ngữ theo sau, nên không có đối tượng để chuyển thành chủ ngữ bị động.

Ví dụ: They arrived at the airport early. (Họ đã đến sân bay sớm.)
→ “Arrive” là nội động từ → không có dạng bị động.

4.3. Khi dùng các động từ không chuyển sang bị động

Một số động từ như have (nghĩa là “sở hữu”), belong to, lack, resemble, seem, appear, look, và các dạng “be” thường không được dùng trong câu bị động.

Ví dụ: This dress belongs to Anna. (Chiếc váy này thuộc về Anna.)
→ Không thể viết: Anna is belonged to by this dress.

Chi tiết cấu trúc câu bị động trong tiếng Anh theo thì

Câu bị động có thể thay đổi theo thì, tùy vào ngữ cảnh sử dụng. Dưới đây là các cấu trúc bị động theo các thì:

Thì (Tense)

Câu chủ động (Active)

Câu bị động (Passive)

Hiện tại đơn

S + V(s/es) + O

S + am/is/are + V3/ed

Ví dụ:

She reads a book every week.

A book is read by her every week.

Hiện tại tiếp diễn

S + am/is/are + V-ing + O

S + am/is/are + being + V3/ed

Ví dụ:

They are painting the house now.

The house is being painted by them now.

Hiện tại hoàn thành

S + has/have + V3/ed + O

S + has/have been + V3/ed

Ví dụ:

He has written three articles.

Three articles have been written by him.

Quá khứ đơn

S + V2/ed + O

S + was/were + V3/ed

Ví dụ:

She watched a movie last night.

A movie was watched by her last night.

Quá khứ tiếp diễn

S + was/were + V-ing + O

S + was/were + being + V3/ed

Ví dụ:

He was cleaning the room.

The room was being cleaned by him.

Quá khứ hoàn thành

S + had + V3/ed + O

S + had been + V3/ed

Ví dụ:

They had finished the report.

The report had been finished by them.

Tương lai đơn

S + will + V-inf + O

S + will be + V3/ed

Ví dụ:

She will open the shop at 9 a.m.

The shop will be opened by her at 9 a.m.

Tương lai gần

S + is/am/are going to + V-inf

S + is/am/are going to be + V3/ed

Ví dụ:

They are going to fix the car.

The car is going to be fixed by them.

Tương lai hoàn thành

S + will have + V3/ed

S + will have been + V3/ed

Ví dụ:

He will have completed the task.

The task will have been completed by him.

Động từ khiếm khuyết

S + modal verb + V-inf

S + modal verb + be + V3/ed

Ví dụ:

You should follow the rules.

The rules should be followed by you.

Lưu ý: Mặc dù đúng ngữ pháp, cấu trúc "has/have been being + V3/ed" rất hiếm gặp trong giao tiếp hàng ngày. Nên ưu tiên dùng dạng khác nếu ngữ nghĩa cho phép.

11 dạng đặc biệt của cấu trúc câu bị động (Passive Voice)

Ngoài các cấu trúc cơ bản, câu bị động còn có những dạng đặc biệt như sau:

1. Câu bị động với 2 tân ngữ

Một số động từ như give, send, buy, offer, show… có thể đi kèm hai tân ngữ: một chỉ người, một chỉ vật. Khi chuyển sang bị động, bạn có thể đưa một trong hai tân ngữ lên làm chủ ngữ.

Công thức ở dạng chủ động: S + V + O1 (người) + O2 (vật)

Công thức ở dạng bị động:

  • Trường hợp 1: S + be + V3/ed + O2
  • Trường hợp 2: S + be + V3/ed + to/for + O1

Ví dụ: She gave her friend a bouquet of flowers. (Cô ấy tặng bạn mình một bó hoa.)
Trường hợp 1: Her friend was given a bouquet of flowers. (Bạn của cô ấy được tặng một bó hoa.)
Trường hợp 2: A bouquet of flowers was given to her friend. (Một bó hoa được tặng cho bạn của cô ấy.)

Ví dụ về câu bị động với 2 tân ngữ
Ví dụ về câu bị động với 2 tân ngữ

2. Câu bị động với V + V-ing

Một số động từ như like, love, hate, enjoy, admit, deny... có thể đi với động từ dạng V-ing. Khi chuyển sang bị động, cụm V-ing được chuyển thành being + V3/ed.

Công thức ở dạng chủ động: S + V + V-ing + something
Công thức ở dạng bị động: S + V + being + V3/ed

Ví dụ: Mia dislikes people judging her outfit. (Mia không thích việc người khác đánh giá bộ trang phục của mình.)
→ Mia dislikes her outfit being judged. (Mia không thích trang phục của mình bị đánh giá.)

3. Câu bị động với động từ khuyết thiếu (modal verbs)

Khi câu chủ động dùng động từ khuyết thiếu (can, could, should, must, will, may…), câu bị động sẽ theo cấu trúc “modal verb + be + V3/ed”.

Công thức chủ động: S + modal verb + V + O
Công thức ở dạng bị động: O + modal verb + be + V3/ed

Ví dụ: You should clean the windows. (Bạn nên lau cửa sổ.)
→ The windows should be cleaned by you. (Cửa sổ nên được bạn lau.)

4. Câu bị động với to V (động từ dự đoán, nhận định)

Với các động từ như expect, believe, suppose, think, know, say..., ta có thể dùng bị động theo cấu trúc: S + be + V3/ed + to V.

Công thức chủ động: People + say/think/expect… + that + S + V
Công thức ở dạng bị động: S + is/are + V3/ed + to V

Ví dụ: People expect her to win the competition. (Mọi người kỳ vọng cô ấy sẽ thắng cuộc thi.)
→ She is expected to win the competition. (Cô ấy được kỳ vọng sẽ thắng cuộc thi.)

5. Câu bị động với “It is said that...”

Một biến thể khác của dạng số 4 là dùng “It is said that…” để thay thế cho chủ ngữ không xác định.

Công thức chủ động: People + say/think/know… + that + S + V
Công thức ở dạng bị động: It + is/was + V3/ed + that + S + V

Ví dụ: People say that he speaks five languages. (Người ta nói rằng anh ấy nói được năm ngôn ngữ.)
→ It is said that he speaks five languages. (Người ta nói rằng anh ấy nói được năm ngôn ngữ.)

6. Câu bị động với động từ chỉ giác quan (see, hear, watch, feel, notice...)

Với các động từ chỉ giác quan, bạn có thể chuyển sang bị động theo hai cách tùy vào hành động được nhìn thấy là trọn vẹn hay đang diễn ra.

  • Nếu hành động trọn vẹn, đã hoàn tất: dùng cấu trúc be + V3/ed + to V
  • Nếu hành động đang diễn ra: dùng cấu trúc be + V3/ed + V-ing

Ví dụ:

  • They heard the baby cry. (Họ nghe thấy em bé khóc.)
    → The baby was heard to cry. (Em bé được nghe thấy khóc.)
  • They heard the baby crying. (Họ nghe thấy em bé đang khóc.)
    → The baby was heard crying. (Em bé được nghe thấy đang khóc.)
Các cấu trúc đặc biệt giúp sử dụng câu bị động linh hoạt hơn
Các cấu trúc đặc biệt giúp sử dụng câu bị động linh hoạt hơn

7. Câu bị động dạng sai khiến (make, let, have)

Khi dùng các động từ sai khiến như make, let, have, câu bị động được hình thành bằng các cấu trúc đặc biệt:

  • Với make: be made to V
  • Với let: be allowed to V
  • Với have: have something done (hoặc be had + V3/ed trong một số trường hợp)

Ví dụ:

  • The manager made the team stay late. (Quản lý bắt đội ở lại muộn.)
    → The team was made to stay late. (Đội bị bắt ở lại muộn.)
  • She let her son go out alone. (Cô ấy để con trai đi ra ngoài một mình.)
    → Her son was allowed to go out alone. (Con trai cô ấy được phép ra ngoài một mình.)

8. Câu bị động với 7 động từ đặc biệt

Một số động từ như suggest, recommend, order, request, require, demand, insist thường đi với mệnh đề that + S + V-inf (dạng giả định).
Khi chuyển sang câu bị động, động từ ở mệnh đề chính (recommend, suggest...) được chuyển sang bị động, còn mệnh đề “that” vẫn giữ nguyên ở dạng giả định.

Công thức chủ động: S + suggest/recommend/order... + that + S + V-inf

Công thức ở dạng bị động: It + be + V3/ed + that + S + V-inf
(hoặc that + S + should + V-inf nếu muốn rõ ràng)

Ví dụ:

  • They recommended that the company reduce its carbon emissions. (Họ khuyến nghị rằng công ty nên giảm lượng khí thải carbon.)
    →  It was recommended that the company (should) reduce its carbon emissions. (Người ta đã khuyến nghị rằng công ty nên giảm lượng khí thải carbon.)
  • The committee demanded that he apologize. (Ủy ban yêu cầu anh ta xin lỗi.)
    → It was demanded that he (should) apologize. (Người ta đã yêu cầu rằng anh ta nên xin lỗi.)

Lưu ý:

  • Trong văn viết học thuật hoặc văn phong trang trọng, cấu trúc “should + V” thường được dùng, nhưng có thể lược bỏ “should” nếu ngữ cảnh rõ ràng.
  • Động từ trong mệnh đề “that” giữ nguyên ở dạng nguyên thể, kể cả khi chủ ngữ là số ít.

9. Câu mệnh lệnh chuyển sang bị động

Khi chuyển câu mệnh lệnh sang bị động, ta dùng cấu trúc “Let + O + be + V3/ed” cho mệnh lệnh khẳng định, và “Let + O + not + be + V3/ed” cho mệnh lệnh phủ định.

  • Công thức khẳng định: V + O → Let + O + be + V3/ed
  • Công thức phủ định: Don’t + V + O → Let + O + not + be + V3/ed

Ví dụ:

  • Close the door. (Hãy đóng cửa.)
    → Let the door be closed. (Hãy để cánh cửa được đóng lại.)
  • Don’t open the window. (Đừng mở cửa sổ.)
    → Don't let the window be opened. (Đừng để cửa sổ bị mở.)

10. Câu bị động với động từ tường thuật

Với các động từ như say, believe, think, report, ta có hai cách chuyển sang bị động:

  1. It is + V3/ed + that + clause
  2. S (trong mệnh đề sau) + is/are + V3/ed + to V

Ví dụ: People say that the company is successful. (Người ta nói rằng công ty đó rất thành công.)
→ It is said that the company is successful.
→ The company is said to be successful.

11. Câu bị động với động từ cảm xúc, đánh giá

Với các động từ như love, like, hate, prefer..., nếu theo sau là một cụm động từ, ta có thể dùng cấu trúc bị động “being + V3/ed” hoặc “to be + V3/ed” tùy theo ngữ nghĩa.

Ví dụ: She loves people admiring her paintings. (Cô ấy thích việc người ta ngưỡng mộ các bức tranh của mình.)
→ She loves her paintings being admired. (Cô ấy thích tranh của mình được ngưỡng mộ.)

Làm nhiều bài tập, bạn sẽ nhớ câu bị động lâu hơn
Làm nhiều bài tập, bạn sẽ nhớ câu bị động lâu hơn

Bài tập câu bị động có đáp án chi tiết

Bài tập 1: Chuyển các câu sau từ chủ động sang bị động.

  1. People speak English all over the world.
  2. They will complete the report by tomorrow.
  3. She has written a letter to her friend.
  4. They have been repairing the road since last week.
  5. The teacher is explaining the lesson right now.
  6. Someone has stolen my wallet.
  7. People believe that the Earth is round.
  8. He is going to make a big announcement tomorrow.
  9. They made him apologize for his mistake.

Bài tập 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

  1. The book ____ (read) by many people every year.
  2. The house ____ (build) by the workers at the moment.
  3. The application ____ (submit) by Mary tomorrow.
  4. A new movie ____ (release) next month.
  5. The report ____ (write) by the team yesterday.
  6. The car ____ (repair) by the mechanic right now.
  7. The letter ____ (send) by my friend next week.
  8. The cookies ____ (bake) by my grandmother when I arrived.
  9. The problems ____ (solve) by the experts.
  10. The new product ____ (introduce) to the market soon.

Bài tập 3: Chuyển các câu sau từ câu chủ động sang câu bị động với động từ khiếm khuyết.

  1. They must finish the assignment by Friday.
  2. She can solve the problem quickly.
  3. They should invite her to the party.
  4. We may call the meeting off.
  5. You could ask her for advice.

Bài tập 4: Chọn câu đúng

  1. A. The lesson is being taught by the teacher. 

B. The lesson is taught by the teacher.

  1. A. The car is repaired by the mechanic. 

B. The car is being repaired by the mechanic.

  1. A. The report was submitted by the team yesterday. 

B. The report was being submitted by the team yesterday.

  1. A. The new project will be finished by next month. 

B. The new project will finished by next month.

  1. A. The books are read by the students every day.

B. The books are being read by the students every day.

Đáp án chi tiết:

Bài tập 1: Chuyển các câu sau từ chủ động sang bị động

  1. People speak English all over the world.
    → English is spoken all over the world.
  2. They will complete the report by tomorrow.
    → The report will be completed by tomorrow.
  3. She has written a letter to her friend.
    → A letter has been written to her friend by her.
  4. They have been repairing the road since last week.
    → The road has been being repaired since last week.
    (Cấu trúc đúng của hiện tại hoàn thành tiếp diễn ở thể bị động.)
  5. The teacher is explaining the lesson right now.
    → The lesson is being explained right now by the teacher.
  6. Someone has stolen my wallet.
    → My wallet has been stolen.
    (Không cần “by someone” nếu người thực hiện không quan trọng.)
  7. People believe that the Earth is round.
    → It is believed that the Earth is round.
  8. He is going to make a big announcement tomorrow.
    → A big announcement is going to be made by him tomorrow.
  9. They made him apologize for his mistake.
    → He was made to apologize for his mistake.
    (Make + O + V-inf → bị động: be made to V.)

Bài tập 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống (chia đúng dạng bị động)

  1. The book is read by many people every year. (Hiện tại đơn)
  2. The house is being built by the workers at the moment. (Hiện tại tiếp diễn)
  3. The application will be submitted by Mary tomorrow. (Tương lai đơn)
  4. A new movie will be released next month. (Tương lai đơn)
  5. The report was written by the team yesterday. (Quá khứ đơn)
  6. The car is being repaired by the mechanic right now. (Hiện tại tiếp diễn)
  7. The letter will be sent by my friend next week. (Tương lai đơn)
  8. The cookies were being baked by my grandmother when I arrived. (Quá khứ tiếp diễn)
  9. The problems are being solved by the experts. (Hiện tại tiếp diễn)
  10. The new product will be introduced to the market soon. (Tương lai đơn)

Bài tập 3: Câu bị động với động từ khiếm khuyết

  1. They must finish the assignment by Friday.
    → The assignment must be finished by Friday.
  2. She can solve the problem quickly.
    → The problem can be solved quickly by her.
  3. They should invite her to the party.
    → She should be invited to the party.
  4. We may call the meeting off.
    → The meeting may be called off.
  5. You could ask her for advice.
    → She could be asked for advice.

Bài tập 4: Chọn câu đúng

1.
Đúng: A. The lesson is being taught by the teacher.
Không đúng: B. (Câu này không sai ngữ pháp, nhưng không phù hợp với "right now" nếu có.)

2.
Không đúng: A. (Hiện tại đơn, không đúng nếu đang sửa xe)
Đúng: B. The car is being repaired by the mechanic.

3.
Đúng: A. The report was submitted by the team yesterday.
Không đúng: B. (was being submitted → quá khứ tiếp diễn, không đúng nếu hành động đã hoàn tất)

4.
Đúng: A. The new project will be finished by next month.
Không đúng: B. (Thiếu "be" → sai ngữ pháp: will finished)

5.
Đúng: A. The books are read by the students every day.
Không đúng: B. (Câu B diễn tả hành động đang xảy ra, không phù hợp với "every day")

Việc hiểu cấu trúc, cách dùng và những dạng đặc biệt của câu bị động sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng ngữ pháp rõ rệt.

Nhưng để vận dụng linh hoạt trong giao tiếp hoặc làm bài thi, bạn cần nhiều hơn thế: một lộ trình học rõ ràng và môi trường luyện tập phù hợp.

Bạn không cần phải chinh phục tiếng Anh một mình – VUS luôn đồng hành cùng bạn!

Tại VUS, bạn sẽ được học theo triết lý Discovery Learning với giáo trình chuẩn quốc tế từ Cambridge, giúp bạn nắm vững ngữ pháp một cách tự nhiên và hiệu quả.

VUS là trung tâm đào tạo được công nhận là Gold Preparation Centre của Đại học Cambridge trong 5 năm liên tiếp cũng như 7 năm liền đạt chuẩn NEAS. Bạn sẽ được học với đội ngũ hơn 2.700+ giáo viên giàu kinh nghiệm, đạt chuẩn TESOL, CELTA.

Tại VUS, học viên có thể lựa chọn nhiều khóa học nổi bật, phù hợp với từng độ tuổi và mục tiêu học tập khác nhau:

  • Tiếng Anh Mầm non (4 – 6 tuổi): Học qua chơi – phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên và vui vẻ
  • Tiếng Anh Thiếu nhi (6 – 11 tuổi): Mở rộng vốn từ – hoàn thiện kỹ năng ngôn ngữ toàn diện
  • Tiếng Anh THCS (11 - 15 tuổi): Tăng cường phản xạ – giao tiếp lưu loát, tự tin thuyết trình
  • Tiếng Anh cho người mất gốc: Dành cho người mất gốc hoặc cần học lại từ đầu, dễ hiểu và thực tế
  • Tiếng Anh giao tiếp: Tự chọn thời gian học – vẫn đảm bảo tiến bộ đều
  • Luyện thi IELTS: Lộ trình rõ ràng – giảng viên chất lượng cao – học viên liên tục đạt 6.5–8.0+

Nhận ngay ưu đãi học phí hấp dẫn, quà tặng giới hạn và cơ hội thi thử tiếng Anh hoàn toàn miễn phí tại VUS.

Điền thông tin ngay bên dưới để được tư vấn miễn phí và giữ chỗ ưu đãi sớm nhất!

Câu bị động là một phần quan trọng của ngữ pháp tiếng Anh, giúp bạn biểu đạt linh hoạt và chuyên nghiệp hơn trong cả văn viết và nói. Nắm chắc công thức, phân biệt rõ các dạng và luyện tập thường xuyên là chìa khóa để thành thạo chủ điểm này.

Hãy tiếp tục hành trình học tiếng Anh của bạn với sự đồng hành đúng đắn – nơi bạn không chỉ học, mà còn phát triển toàn diện kỹ năng ngôn ngữ của mình mỗi ngày.

Nếu bạn muốn học ngữ pháp tiếng Anh một cách bài bản và hiệu quả, VUS chính là nơi lý tưởng để đồng hành cùng bạn.

Follow OA VUS:
Bài viết liên quan

Chia sẻ bài viết:

Đăng ký nhận
tư vấn ngay
Đăng ký nhận tư vấn ngay

Vui lòng để lại thông tin phía dưới để được tư vấn miễn phí.

Cộng đồng kỷ lục
206.149+ Cộng đồng kỷ lục 206.149+ học viên 206.149+ học viên Cộng đồng kỷ lục 206.149+ học viên
học viên đạt chứng chỉ Quốc tế

Môi trường học tập
chuẩn Quốc tế Môi trường học tập chuẩn Quốc tế

Cơ sở vật chất, giáo viên và chứng nhận từ đối tác quốc tế mang đến môi trường giáo dục
tiếng Anh hàng đầu với trải nghiệm học tập tốt nhất cho học viên.

Đăng ký nhận
tư vấn ngay Đăng ký nhận tư vấn ngay

Vui lòng để lại thông tin phía dưới để được tư vấn miễn phí.

Tư vấn hỗ trợ