Tiếng Anh giao tiếp
Tiếng Anh giao tiếp

Tiếng Anh giao tiếp

Bạn đi làm bận rộn và khó sắp xếp được lịch học, bạn có kế hoạch du lịch nước ngoài hoặc muốn nâng trình để thích nghi môi trường công ty đa quốc gia, tất cả điều này iTalk VUS sẽ giúp bạn giải quyết trong một nốt nhạc.

100+ mẫu câu tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm từ cơ bản đến nâng cao

Tổng hợp các mẫu câu tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm thông dụng

5 cách học tiếng Anh cho người đi làm hiệu quả nhất

Dù đã thử nhiều cách để học tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm, bạn có đang gặp phải những vấn đề sau đây?

  • Không thể theo kịp những cuộc trò chuyện bằng tiếng Anh với đồng nghiệp?
  • Không hiểu rõ yêu cầu công việc từ sếp?
  • Mất quá nhiều thời gian để trả lời email hay làm báo cáo bằng tiếng Anh?

Đang cảm thấy mất động lực vì lâu ngày không học tiếng Anh và khó khăn trong việc cân bằng giữa học tập và công việc?

Đừng lo lắng! Trong bài viết này, VUS sẽ cung cấp cho bạn bộ câu tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm. Chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn để cải thiện khả năng giao tiếp tiếng Anh một cách đáng kể!

100+ mẫu câu tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm từ cơ bản đến nâng cao

VUS giới thiệu đến bạn 5 chủ đề chính trong bộ mẫu câu tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm:

  • Office Etiquette
  • Meetings
  • Project Management
  • Team Collaboration
  • Problem Solving and Decision Making

Ngoài ra, VUS còn bổ sung một chủ đề quan trọng: Emails and Correspondence. Mặc dù việc viết email không phải là giao tiếp trực tiếp mà là dạng đoạn văn, nhưng nó lại đóng vai trò thiết yếu trong tiếng Anh giao tiếp tại nơi làm việc, chiếm phần lớn thời gian làm việc hàng ngày của bạn.

Trong từng chủ đề, bạn sẽ tìm thấy những ví dụ từ cơ bản đến nâng cao, kèm theo giải thích chi tiết về cách áp dụng tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm trong từng ngữ cảnh. Điều này chắc chắn sẽ giúp bạn tự tin hơn và không còn bối rối khi sử dụng tiếng Anh trong công việc.

Nào, không bắt bạn phải chờ lâu nữa, cùng tìm hiểu thôi!

  1. Office etiquette

Office etiquette là tập hợp các quy tắcthói quen về cách cư xử lịch sự và chuyên nghiệp trong môi trường văn phòng. Nó bao gồm các quy định về cách ứng xử, giao tiếp, cách thức làm việc với đồng nghiệp, cấp trên và dưới, cũng như các hành vi và lời nói phù hợp để duy trì mối quan hệ công việc hiệu quả và hòa hợp.

Thường người đi làm hay mắc phải các lỗi sau trong tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm:

  • Không sử dụng các câu /cụm từ lịch sự như "Could you please...?" hoặc "Would you mind...?" khi yêu cầu điều gì đó

Ví dụ: Nói câu ra lệnh: "Give me that report."

-> Câu chính xác: "Could you please give me that report?"

  • Thiếu cẩn thận trong việc chào hỏi và giới thiệu bản thân phù hợp

Ví dụ: Bỏ qua không chào hỏi khi gặp nhau.

-> Câu chính xác: "Good morning, how are you today?"

Chủ đề Câu giao tiếp cơ bản Câu giao tiếp nâng cao Ngữ cảnh sử dụng

Greeting (Chào hỏi)

"Good morning! How are you today?"

“Good morning! Hope you had a good start to your day”

Cơ bản: Thân thiện, dành cho đồng nghiệp gần gũi vào buổi sáng. 

Nâng cao: Thể hiện sự quan tâm chính thức với sếp hoặc đồng nghiệp từ các phòng ban khác.

"Hi! Nice to see you."

"Hi there! How have you been?"

Cơ bản: Ngắn gọn, thân thiện khi gặp lại đồng nghiệp.

Nâng cao: Câu chào hỏi cho đồng nghiệp quen biết, chính thức hơn.

"Hello! How’s your day going?"

"Hello! It’s great to see you again. How’s everything going?"

Cơ bản: Chào hỏi nhẹ nhàng để bắt đầu cuộc trò chuyện.

Nâng cao: Chào hỏi và mở đầu cuộc trò chuyện với đồng nghiệp từ các phòng ban khác.

Small Talk (Trao đổi nhỏ)

"Did you have a good weekend?"

"I hope you had a pleasant weekend. How was it for you?"

Cơ bản: Thích hợp khi gặp gỡ vào đầu tuần, đặc biệt là vào thứ Hai. Đây là cách để bắt đầu cuộc trò chuyện và tạo không khí thân thiện.

Nâng cao: Sử dụng với sếp hoặc đồng nghiệp từ phòng ban khác, hoặc trong các cuộc trò chuyện trang trọng.

"The weather is nice today, isn’t it?"

"The weather today is quite pleasant, don’t you think?"

Cơ bản: Có thể sử dụng bất kỳ lúc nào trong ngày để tạo ra một cuộc trò chuyện nhẹ nhàng về thời tiết, giúp phá băng trong giao tiếp.

Nâng cao: Sử dụng khi muốn bắt đầu cuộc trò chuyện với sếp hoặc đồng nghiệp từ phòng ban khác giúp phá băng trong giao tiếp.

"Have you seen the latest movie?"

"I was wondering if you’ve had the chance to watch the latest movie release?"

Cơ bản: Sử dụng với đồng nghiệp thân thiết trong cuộc trò chuyện hàng ngày về sở thích cá nhân. 

Nâng cao: Sử dụng khi muốn tạo dựng mối quan hệ với sếp hoặc đồng nghiệp về sở thích cá nhân. 

từ phòng ban khác.

"Any plans for the weekend?"

"Do you have any special plans for the upcoming weekend?"

Cơ bản: Dùng để hỏi về kế hoạch của đồng nghiệp cho cuối tuần. Thích hợp khi cuộc trò chuyện đang dần chuyển sang các chủ đề cá nhân hơn.

Nâng cao: Sử dụng khi muốn thể hiện sự quan tâm một cách trang trọng.

"How do you usually spend your weekends?"

"Could you share how you typically spend your weekends?"

Cơ bản: Sử dụng để khám phá thói quen và sở thích của đồng nghiệp vào cuối tuần. Câu này giúp xây dựng mối quan hệ cá nhân hơn trong môi trường làm việc.

Nâng cao: Sử dụng khi muốn thể hiện sự quan tâm một cách trang trọng và lịch sự.

Office Etiquette (Ứng xử trong văn phòng)

"Can I help you with anything?"

"Is there anything I can assist you with at the moment?"

Cơ bản: Sử dụng khi đề nghị giúp đỡ trong các tình huống hàng ngày. 

Nâng cao: Sử dụng khi đề nghị giúp đỡ trong các tình huống trang trọng hơn.

"Excuse me, do you have a moment?"

"Pardon me, do you have a few moments to discuss something?"

Cơ bản: Khi bạn muốn bắt chuyện với một đồng nghiệp nhưng không muốn làm phiền họ, câu này cho thấy bạn tôn trọng thời gian của họ. Thích hợp khi bạn cần hỏi một câu hỏi nhanh hoặc thảo luận một vấn đề.

Nâng cao: Sử dụng khi cần hỏi câu hỏi nhanh hoặc thảo luận một vấn đề với sếp hoặc đồng nghiệp từ phòng ban khác.

"Please let me know if you need any assistance."

"Please don’t hesitate to inform me if you require any assistance."

Cơ bản: Sử dụng khi đề nghị hỗ trợ trong các tình huống hàng ngày. 

Nâng cao: Sử dụng khi đề nghị hỗ trợ trong các tình huống trang trọng hơn.

"Could you please send me that file?"

"Would you be able to forward me that file at your earliest convenience?"

Cơ bản: Sử dụng khi yêu cầu gửi tài liệu trong các tình huống hàng ngày. 

Nâng cao: Sử dụng khi yêu cầu gửi tài liệu trong các tình huống trang trọng hơn.

"Thank you for your help."

"I sincerely appreciate your assistance with this matter."

Cơ bản: Sử dụng khi cảm ơn trong các tình huống hàng ngày. 

Nâng cao: Sử dụng khi muốn cảm ơn một cách trang trọng và lịch sự hơn.

"I’m sorry for the inconvenience."

"I apologize for any inconvenience this may have caused."

Cơ bản: Sử dụng khi xin lỗi trong các tình huống hàng ngày. 

Nâng cao: Sử dụng khi xin lỗi một cách trang trọng hơn.

"Could you show me how to do this?"

"Would you be able to demonstrate how to complete this task?"

Cơ bản: Sử dụng khi cần hướng dẫn trong các tình huống hàng ngày. 

Nâng cao: Sử dụng khi cần hướng dẫn trong các tình huống trang trọng hơn.

  1. Meetings

Meetings là các cuộc gặp gỡ để thảo luận, trao đổi thông tin, và đưa ra quyết định về công việc hoặc dự án. Các lỗi sai phổ biến nhất mà người đi làm hay gặp khi giao tiếp bằng tiếng Anh trong các buổi meeting:

  • Sử dụng ngôn ngữ không chính xác hoặc không rõ ràng:

Ví dụ: "The Q4 metrics need improvement. We should work on it."

-> Giải thích: Ngôn ngữ mơ hồ hoặc thuật ngữ không rõ ràng có thể dẫn đến sự hiểu lầm và không hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề.

  • Thiếu lịch sự hoặc sử dụng giọng điệu không phù hợp:

Ví dụ: "That’s a terrible idea. Why would you even suggest that?"

-> Giải thích: Sử dụng giọng điệu thô lỗ hoặc thiếu tôn trọng có thể làm giảm tinh thần làm việc và gây xung đột cho mối quan hệ tại công ty.

Chủ đề Câu giao tiếp cơ bản Câu giao tiếp nâng cao Ngữ cảnh sử dụng

Bắt đầu cuộc họp

"Let's get started."

"Shall we commence the meeting?"

Cơ bản: Sử dụng khi bắt đầu cuộc họp với đồng nghiệp thân thiết.

Nâng cao: Sử dụng khi bắt đầu cuộc họp trang trọng hơn.

Giới thiệu bản thân

"Hi, I'm [Name]."

"Good morning, my name is [Name]. I am the [Position] at [Company]."

Cơ bản: Giới thiệu đơn giản.

Nâng cao: Giới thiệu trang trọng trong cuộc họp với đối tác hoặc cấp trên.

Đưa ra quan điểm

"I think we should..."

"In my opinion, it would be beneficial to..."

Cơ bản: Đưa ra quan điểm cá nhân.

Nâng cao: Đưa ra quan điểm một cách lịch sự và trang trọng hơn.

Đồng ý với ý kiến

"I agree with that."

"I concur with the previous statement."

Cơ bản: Đồng ý với đồng nghiệp thân thiết.

Nâng cao: Đồng ý một cách lịch sự trong cuộc họp trang trọng.

Phản đối ý kiến

"I don't think that's a good idea."

"While I see your point, I have some reservations about..."

Cơ bản: Phản đối ý kiến một cách thẳng thắn.

Nâng cao: Phản đối một cách lịch sự và trang trọng.

Đặt câu hỏi

"Can you explain that?"

"Could you please elaborate on that point?"

Cơ bản: Đặt câu hỏi đơn giản.

Nâng cao: Đặt câu hỏi một cách lịch sự và chi tiết hơn.

Xin phép phát biểu

"Can I say something?"

"May I interject with a comment?"

Cơ bản: Xin phép phát biểu đơn giản.

Nâng cao: Xin phép phát biểu một cách trang trọng.

Tóm tắt ý kiến

"So, what you're saying is..."

"To summarize your point, you are suggesting that..."

Cơ bản: Tóm tắt ý kiến của người khác.

Nâng cao: Tóm tắt ý kiến một cách chi tiết và trang trọng.

Chuyển chủ đề

"Let's move on to the next topic."

"Shall we proceed to the next agenda item?"

Cơ bản: Chuyển chủ đề cuộc họp.

Nâng cao: Chuyển chủ đề một cách lịch sự và trang trọng.

Kết thúc cuộc họp

"That's all for today."

"This concludes our meeting for today. Thank you for your participation."

Cơ bản: Kết thúc cuộc họp đơn giản.

Nâng cao: Kết thúc cuộc họp một cách trang trọng và lịch sự.

Hẹn gặp lại

"See you next time."

"I look forward to our next meeting."

Cơ bản: Hẹn gặp lại đồng nghiệp thân thiết.

Nâng cao: Hẹn gặp lại một cách trang trọng.

Cảm ơn sự tham gia

"Thanks for coming."

"Thank you for your valuable contribution to this meeting."

Cơ bản: Cảm ơn đơn giản.

Nâng cao: Cảm ơn một cách trang trọng và lịch sự.

Nhắc nhở về nhiệm vụ

"Don't forget to..."

"Please ensure that you..."

Cơ bản: Nhắc nhở nhiệm vụ.

Nâng cao: Nhắc nhở một cách trang trọng và lịch sự.

  1. Project Management

Project Management (Quản lý dự án) là quá trình lập kế hoạch, điều phối, và giám sát các hoạt động và tài nguyên để đạt được mục tiêu cụ thể của dự án. Nó bao gồm việc quản lý thời gian, ngân sách, và rủi ro để hoàn thành dự án đúng hạn và trong phạm vi đã định.

Tương tự như trong chủ đề Meetings, một số sai lầm phổ biến trong tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm về chủ đề Project Management chính là sử dụng từ ngữ không chính xác, chưa phù hợp ngữ cảnh và chuyên ngành công việc.

Ví dụ: "We need to fix the project before the deadline.” Câu này sử dụng từ "fix" là không chính xác. Trong ngữ cảnh quản lý dự án, bạn nên dùng từ "complete" hoặc "finish" để diễn tả việc hoàn thành dự án. 

Từ "fix" được sử dụng để chỉ việc sửa chữa hoặc khắc phục sự cố, lỗi kỹ thuật, thiết bị hỏng. Ví dụ, bạn có thể "fix" một lỗi phần mềm, sự cố mạng, hoặc thiết bị hỏng: "We need to fix the bug in the software before the release."

Chủ đề Câu giao tiếp cơ bản Câu giao tiếp nâng cao Ngữ cảnh sử dụng

Cập nhật dự án

"Can you give me an update on the project?"

"Could you provide a detailed status report on the project's progress?"

Cơ bản: Dùng khi cần cập nhật nhanh về tình hình dự án trong cuộc họp hoặc qua email.

Nâng cao: Thích hợp cho các báo cáo chính thức hoặc khi cần thông tin chi tiết về tiến độ.

“How's the project going?”

“How is the project performing against its goals?”

Cơ bản: Dùng khi cần biết tình hình chung của dự án.

Nâng cao: Thích hợp khi cần phân tích hiệu suất của dự án so với các mục tiêu đã đặt ra.

Hạn chót

"When is the deadline for this task?"

"What is the revised timeline for this deliverable?"

Cơ bản: Dùng để xác nhận hạn chót của nhiệm vụ cụ thể trong cuộc họp hoặc qua email.

Nâng cao: Sử dụng khi yêu cầu thông tin về thời gian hoàn thành và các điều chỉnh thời gian trong các cuộc họp chính thức.

“Is this task on schedule?”

“Are there any delays impacting the task deadline?”

Cơ bản: Dùng để kiểm tra xem nhiệm vụ có đang đúng tiến độ không.

Nâng cao: Thích hợp khi cần tìm hiểu về bất kỳ sự trì hoãn nào ảnh hưởng đến hạn chót của nhiệm vụ.

Các bước tiếp theo

"What are the next steps?"

"Can you outline the next phases of the project and their respective deadlines?"

Cơ bản: Dùng khi cần biết các bước tiếp theo trong dự án để chuẩn bị cho công việc.

Nâng cao: Sử dụng khi cần một cái nhìn tổng quan về các giai đoạn tiếp theo và thời hạn trong các cuộc họp hoặc báo cáo.

“What tasks are coming up?”

“What are the key milestones we should focus on next?”

Cơ bản: Dùng để biết các nhiệm vụ sắp tới.

Nâng cao: Thích hợp khi cần xác định các cột mốc quan trọng cần tập trung trong giai đoạn tiếp theo của dự án.

Vấn đề dự án

"Is there a problem with the project?"

"Are there any significant challenges or issues impacting the project’s progress?"

Cơ bản: Dùng để tìm hiểu xem có vấn đề gì cần giải quyết ngay lập tức.

Nâng cao: Dùng khi cần thảo luận chi tiết về các vấn đề hoặc thách thức lớn đang ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

“Have any issues been resolved?”

“What strategies are being implemented to address current challenges?”

Cơ bản: Dùng để hỏi về việc đã giải quyết các vấn đề hay chưa.

Nâng cao: Thích hợp khi cần biết các chiến lược đang được áp dụng để giải quyết các thách thức hiện tại.

Trách nhiệm

"Who is responsible for this task?"

"Could you clarify the responsibilities and accountabilities for this particular task?"

Cơ bản: Dùng để xác định người chịu trách nhiệm cho một nhiệm vụ cụ thể.

Nâng cao: Sử dụng khi cần làm rõ vai trò và trách nhiệm cụ thể trong các cuộc họp hoặc khi phân công nhiệm vụ.

“Who will be leading this effort?”

“Can you provide an overview of the team members involved and their roles?”

Cơ bản: Dùng để xác định người lãnh đạo nhiệm vụ.

Nâng cao: Thích hợp khi cần biết về các thành viên trong nhóm và vai trò của họ trong nhiệm vụ cụ thể.

Cải thiện quy trình

"How can we improve this process?"

"What strategies can we implement to optimize and enhance this process?"

Cơ bản: Dùng để thảo luận về cách cải thiện quy trình hiện tại.

Nâng cao: Thích hợp cho các cuộc họp chiến lược hoặc khi đề xuất các giải pháp nâng cao quy trình làm việc.

“What changes are needed to streamline the process?”

“How can we best address inefficiencies in our current workflow?”

Cơ bản: Dùng để tìm hiểu các thay đổi cần thiết để cải thiện quy trình.

Nâng cao: Thích hợp khi cần thảo luận về cách giải quyết sự kém hiệu quả trong quy trình làm việc hiện tại.

Báo cáo dự án

"Have you completed the report?"

"Have you finalized the project report, and is it ready for review?"

Cơ bản: Dùng để kiểm tra tình trạng hoàn thiện báo cáo dự án.

Nâng cao: Sử dụng khi yêu cầu xác nhận rằng báo cáo đã hoàn tất và sẵn sàng để xem xét hoặc trình bày.

“When will the report be ready?”

“Could you provide an overview of the key findings from the report?”

Cơ bản: Dùng để hỏi về thời điểm báo cáo sẽ hoàn thành.

Nâng cao: Thích hợp khi cần tổng quan về các kết quả chính từ báo cáo.

Ngân sách

"What is the budget for this project?"

"Could you provide a comprehensive breakdown of the project budget and expenditures?"

Cơ bản: Dùng để xác nhận ngân sách dành cho dự án.

Nâng cao: Thích hợp khi cần thông tin chi tiết về ngân sách và chi tiêu trong các cuộc họp tài chính hoặc báo cáo ngân sách.

“Are we staying within budget?”

“Can you detail any variances from the approved budget?”

Cơ bản: Dùng để hỏi về việc ngân sách có được giữ trong phạm vi dự kiến không.

Nâng cao: Thích hợp khi cần phân tích các sự khác biệt so với ngân sách đã được phê duyệt.

Cuộc họp tiếp theo

"When will we have the next meeting?"

"When is the scheduled date for our next project review meeting?"

Cơ bản: Dùng để xác định thời gian cuộc họp tiếp theo.

Nâng cao: Sử dụng khi cần thông tin cụ thể về lịch trình cuộc họp đánh giá dự án.

“What topics will be covered in the next meeting?”

“Can we set an agenda for the upcoming meeting?”

Cơ bản: Dùng để hỏi về các chủ đề sẽ được thảo luận trong cuộc họp tiếp theo.

Nâng cao: Thích hợp khi cần lập danh sách các vấn đề cần thảo luận trong cuộc họp sắp tới.

Cuộc họp thảo luận

"Can we meet to discuss this?"

"Would it be possible to schedule a meeting to thoroughly discuss these issues?"

Cơ bản: Đề xuất cuộc họp để thảo luận thêm về các vấn đề.

Nâng cao: Dùng khi cần sắp xếp một cuộc họp chi tiết để giải quyết các vấn đề hoặc thách thức cụ thể.

“When can we arrange a discussion on this topic?”

“Could you propose a time for an in-depth discussion?”

Cơ bản: Dùng để hỏi về thời điểm có thể sắp xếp cuộc thảo luận.

Nâng cao: Thích hợp khi cần đề xuất thời gian cho cuộc thảo luận sâu hơn về một chủ đề cụ thể.

Sản phẩm chính

"What are the key deliverables?"

"Could you enumerate the key deliverables and their associated deadlines?"

Cơ bản: Dùng để hỏi về các sản phẩm chính của dự án.

Nâng cao: Sử dụng khi cần danh sách chi tiết về các sản phẩm chính và thời hạn liên quan.

“Are all deliverables on track?”

“Could you provide a status update on each key deliverable?”

Cơ bản: Dùng để kiểm tra xem các sản phẩm chính có đúng tiến độ không.

Nâng cao: Thích hợp khi cần cập nhật tình trạng của từng sản phẩm chính.

Tiến độ

"Are we on track with the schedule?"

"Can you provide an analysis of our adherence to the project timeline and any deviations?"

Cơ bản: Dùng để kiểm tra xem dự án có đúng tiến độ không.

Nâng cao: Thích hợp khi cần phân tích sự tuân thủ lịch trình và các sai lệch trong dự án.

“What is the current progress of the project?”

“How are we managing any potential delays?”

Cơ bản: Dùng để hỏi về tiến độ hiện tại của dự án.

Nâng cao: Thích hợp khi cần biết cách quản lý các trì hoãn có thể xảy ra.

Hỗ trợ

"Do you need any help with this?"

"Are there any specific areas where additional support or resources would be beneficial?"

Cơ bản: Dùng để hỏi xem có cần hỗ trợ thêm không.

Nâng cao: Sử dụng khi cần xác định các lĩnh vực cụ thể cần hỗ trợ hoặc tài nguyên bổ sung.

“How can I assist with this project?”

“What resources can be allocated to help with this task?”

Cơ bản: Dùng để đề nghị giúp đỡ trong dự án.

Nâng cao: Thích hợp khi cần biết các tài nguyên có thể được phân bổ để hỗ trợ nhiệm vụ.

Tình trạng hiện tại

"What’s the current status of the project?"

"Can you provide a comprehensive overview of the current status and any recent developments?"

Cơ bản: Dùng để yêu cầu thông tin về tình trạng hiện tại của dự án.

Nâng cao: Thích hợp khi cần tổng quan chi tiết về tình trạng hiện tại và các cập nhật mới nhất của dự án.

“Are there any recent updates we should be aware of?”

“What are the most critical updates affecting the project right now?”

Cơ bản: Dùng để hỏi về các cập nhật gần đây của dự án.

Nâng cao: Thích hợp khi cần biết các cập nhật quan trọng đang ảnh hưởng đến dự án ngay lúc này.

  1. Team Collaboration

Chủ đề Câu giao tiếp cơ bản Câu giao tiếp nâng cao Ngữ cảnh sử dụng

Đề xuất ý tưởng

"I have an idea..."

"I would like to propose a new idea for our project..."

Cơ bản: Dùng để đưa ra ý tưởng một cách ngắn gọn trong cuộc họp nhóm hoặc khi thảo luận công việc.

Nâng cao: Thích hợp khi trình bày một đề xuất chi tiết trong các cuộc họp chính thức hoặc thảo luận chiến lược.

1.1. Let's try this approach...

"Would it be possible to consider this alternative strategy...?"

Cơ bản: Dùng khi đề xuất thử nghiệm một phương pháp mới.

Nâng cao: Thích hợp khi đề nghị xem xét một chiến lược thay thế trong các cuộc thảo luận.

Phân công nhiệm vụ

"Can you take care of this task...?"

"Would you be able to oversee this particular task and ensure its completion...?"

Cơ bản: Dùng khi phân công nhiệm vụ cụ thể cho đồng nghiệp trong nhóm.

Nâng cao: Sử dụng khi giao nhiệm vụ với sự nhấn mạnh vào trách nhiệm và hoàn thành.

2.1. Please handle this task...

"Could you coordinate this task with the team...?"

Cơ bản: Dùng khi yêu cầu đồng nghiệp xử lý một nhiệm vụ cụ thể.

Nâng cao: Thích hợp khi yêu cầu phối hợp nhiệm vụ với các thành viên khác trong nhóm.

Yêu cầu trợ giúp

"Can you help me with this...?"

"Could I request your assistance with this particular issue...?"

Cơ bản: Dùng khi cần sự giúp đỡ từ đồng nghiệp.

Nâng cao: Thích hợp khi yêu cầu hỗ trợ chi tiết cho một vấn đề cụ thể trong công việc.

3.1. I need some help with...

"Would you be available to assist me with...?"

Cơ bản: Dùng khi cần giúp đỡ cho một nhiệm vụ cụ thể.

Nâng cao: Thích hợp khi yêu cầu sự hỗ trợ từ đồng nghiệp có thời gian.

Thảo luận nhóm

"Let's discuss this as a team..."

"Could we convene a meeting to discuss this matter as a group...?"

Cơ bản: Dùng khi đề nghị thảo luận một vấn đề trong nhóm.

Nâng cao: Thích hợp khi yêu cầu sắp xếp một cuộc họp để thảo luận chi tiết về một vấn đề nhóm.

4.1. We should talk about this...

"Can we arrange a team meeting to go over this...?"

Cơ bản: Dùng khi đề nghị thảo luận về một vấn đề cụ thể.

Nâng cao: Thích hợp khi đề nghị sắp xếp cuộc họp nhóm để thảo luận chi tiết về vấn đề đó.

Đóng góp ý kiến

"What do you think about this...?"

"Could you share your thoughts and insights on this matter...?"

Cơ bản: Dùng khi muốn biết ý kiến của đồng nghiệp về một vấn đề.

Nâng cao: Thích hợp khi yêu cầu đồng nghiệp chia sẻ ý kiến và nhận định chi tiết về một vấn đề.

5.1. Do you have any suggestions...?

"Would you mind providing your feedback on...?"

Cơ bản: Dùng khi hỏi về đề xuất từ đồng nghiệp.

Nâng cao: Thích hợp khi yêu cầu phản hồi chi tiết từ đồng nghiệp về một vấn đề cụ thể.

Giải quyết xung đột

"Let's find a solution together..."

"Could we collaborate to identify a resolution for this conflict...?"

Cơ bản: Dùng khi đề nghị cùng tìm giải pháp cho một vấn đề.

Nâng cao: Thích hợp khi đề nghị hợp tác tìm giải pháp cho một xung đột cụ thể.

6.1. We need to work this out...

"Can we work together to resolve this issue...?"

Cơ bản: Dùng khi cần giải quyết một vấn đề.

Nâng cao: Thích hợp khi đề nghị hợp tác giải quyết một vấn đề cụ thể.

Đánh giá công việc

"How did we do on this task...?"

"Could we review our performance on this task and identify areas for improvement...?"

Cơ bản: Dùng khi muốn đánh giá công việc đã hoàn thành.

Nâng cao: Thích hợp khi yêu cầu xem xét và cải thiện hiệu suất công việc đã hoàn thành.

7.1. What went well and what didn't...?

"Can we analyze our successes and areas for improvement on this...?"

Cơ bản: Dùng khi đánh giá các điểm mạnh và yếu của nhiệm vụ đã hoàn thành.

Nâng cao: Thích hợp khi phân tích các thành công và điểm cần cải thiện trong công việc.

Thúc đẩy tinh thần

"Great job, team!"

"Your contributions to this project have been invaluable; thank you for your dedication..."

Cơ bản: Dùng khi khen ngợi và khích lệ tinh thần nhóm.

Nâng cao: Thích hợp khi biểu dương sự đóng góp và cống hiến của nhóm trong dự án.

8.1. Keep up the good work...!

"Your hard work and commitment are truly appreciated..."

Cơ bản: Dùng khi động viên nhóm tiếp tục phát huy.

Nâng cao: Thích hợp khi ghi nhận và cảm ơn sự nỗ lực và cam kết của nhóm.

Xây dựng kế hoạch

"What's the plan...?"

"Could we outline a strategic plan to ensure the successful completion of this project...?"

Cơ bản: Dùng khi hỏi về kế hoạch công việc.

Nâng cao: Thích hợp khi yêu cầu lập kế hoạch chiến lược để đảm bảo hoàn thành dự án.

9.1. Let's draft a plan for this...

"Can we formulate a detailed action plan for this...?"

Cơ bản: Dùng khi đề nghị lập kế hoạch cho công việc.

Nâng cao: Thích hợp khi yêu cầu lập kế hoạch hành động chi tiết cho một nhiệm vụ cụ thể.

Đánh giá tiến độ

"How is the progress on this task...?"

"Could you provide a detailed progress report on this task...?"

Cơ bản: Dùng khi muốn biết tiến độ công việc.

Nâng cao: Thích hợp khi yêu cầu báo cáo chi tiết về tiến độ nhiệm vụ.

10.1. Are we on track with this...?

"Can you update us on the current status and any challenges faced...?"

Cơ bản: Dùng khi kiểm tra tiến độ công việc.

Nâng cao: Thích hợp khi yêu cầu cập nhật tình trạng hiện tại và các thách thức đang gặp phải.

  1. Problem Solving and Decision Making

Chủ đề Câu cơ bản Câu nâng cao Ngữ cảnh sử dụng

Xác định vấn đề

What's the issue here...?

Could you clarify the issue...?

Cơ bản: Dùng trong các cuộc thảo luận không chính thức khi vấn đề chưa rõ.

Nâng cao: Sử dụng để làm rõ vấn đề một cách chính thức.

How can we fix this?

What solutions should we explore...?

Cơ bản: Dùng khi cần giải pháp nhanh trong thảo luận hàng ngày.

Nâng cao: Dùng để xem xét các giải pháp trong các cuộc họp chính thức.

Let's brainstorm some ideas.

Let's brainstorm solutions.

Cơ bản: Dùng khi muốn thu thập ý tưởng trong cuộc họp nhóm không chính thức.

Nâng cao: Sử dụng để tổ chức buổi brainstorming chính thức.

Can we resolve this today?

Can we resolve this by today?

Cơ bản: Dùng khi cần giải quyết nhanh trong thảo luận không chính thức.

Nâng cao: Dùng để xác định khả năng giải quyết vấn đề trong thời gian cụ thể.

Who can help with this?

Who should handle this?

Cơ bản: Dùng khi cần xác định người hỗ trợ trong tình huống cụ thể.

Nâng cao: Dùng để phân công trách nhiệm rõ ràng hơn.

Đưa ra giải pháp

What are the next steps?

What are the next steps?

Cơ bản: Dùng khi cần xác định các bước tiếp theo.

Nâng cao: Dùng để lập kế hoạch chi tiết cho các bước tiếp theo.

Đánh giá các lựa chọn

Let's review the options.

Let's review our options.

Cơ bản: Dùng khi muốn xem xét các tùy chọn trong thảo luận không chính thức.

Nâng cao: Dùng để đánh giá các tùy chọn một cách chi tiết hơn.

Đưa ra quyết định

We need to make a decision soon.

We need to decide soon.

Cơ bản: Dùng khi cần nhấn mạnh việc đưa ra quyết định nhanh chóng.

Nâng cao: Dùng để nhấn mạnh sự cần thiết của quyết định trong thời gian cụ thể.

Phân tích và đưa ra giải pháp

What’s the root cause of the problem?

What’s the root cause?

Cơ bản: Dùng khi cần xác định nguyên nhân vấn đề.

Nâng cao: Dùng để phân tích sâu hơn về nguyên nhân gốc rễ.

How can we prevent this in the future?

How to prevent this?

Cơ bản: Dùng khi thảo luận các biện pháp phòng ngừa.

Nâng cao: Dùng để lập kế hoạch phòng ngừa chi tiết hơn.

Let's discuss this further.

Let's discuss this more.

Cơ bản: Dùng khi cần thảo luận thêm về vấn đề.

Nâng cao: Dùng để tổ chức thảo luận chi tiết hơn.

What’s our plan for resolution?

What’s our resolution plan?

Cơ bản: Dùng khi cần xác định kế hoạch giải quyết vấn đề.

Nâng cao: Dùng để lập kế hoạch chi tiết hơn cho giải pháp.

Đánh giá các lựa chọn

Are there any alternative solutions?

Any alternative solutions?

Cơ bản: Dùng khi tìm kiếm các giải pháp thay thế.

Nâng cao: Dùng để đảm bảo đã xem xét đầy đủ các giải pháp thay thế.

How do we prioritize these actions?

How should we prioritize?

Cơ bản: Dùng khi cần xác định thứ tự ưu tiên.

Nâng cao: Dùng để lập kế hoạch chi tiết cho việc ưu tiên.

Phản hồi

What feedback do we have?

What feedback have we received?

Cơ bản: Dùng khi cần xem xét phản hồi.

Nâng cao: Dùng để tích hợp phản hồi vào quy trình ra quyết định.

Who will take responsibility?

Who will handle this?

Cơ bản: Dùng khi cần phân công trách nhiệm.

Nâng cao: Dùng để phân công trách nhiệm rõ ràng và chính thức.

  1. Emails and Correspondence

Cấu trúc cơ bản của một email

Chủ Đề Câu Giao Tiếp Cơ Bản Câu Giao Tiếp Nâng Cao Ngữ Cảnh Sử Dụng

Email Opening (Mở đầu Email)

"Hi [Name],"

"Dear [Name],"

Cơ bản: Dùng cho đồng nghiệp quen biết hoặc thông tin không quá chính thức.

Nâng cao: Dùng cho sếp hoặc đối tác bên ngoài.

"Hello [Name],"

"Greetings [Name],"

Cơ bản: Chào hỏi thông thường trong email.

Nâng cao: Câu chào trang trọng hơn, phù hợp với môi trường chính thức.

"Hey [Name],"

"I hope this message finds you well."

Cơ bản: Dùng cho email không quá chính thức.

Nâng cao: Câu mở đầu lịch sự và trang trọng, thường dùng trong môi trường làm việc chính thức.

Request (Yêu cầu)

"Can you send me the report?"

"Could you please provide the report by [date]?"

Cơ bản: Yêu cầu đơn giản, thích hợp với đồng nghiệp.

Nâng cao: Yêu cầu rõ ràng và chính thức, thích hợp khi làm việc với sếp hoặc đối tác.

"Please send the details ASAP."

"I would appreciate it if you could send the details at your earliest convenience."

Cơ bản: Yêu cầu gửi thông tin nhanh chóng.

Nâng cao: Yêu cầu chính thức hơn, thể hiện sự tôn trọng và tính chuyên nghiệp.

"Can you let me know when you’ll be available?"

"Please let me know your availability for a meeting next week."

Cơ bản: Yêu cầu đơn giản về thời gian.

Nâng cao: Câu yêu cầu trang trọng hơn cho các cuộc họp hoặc thảo luận chính thức.

Response (Phản hồi)

"Thanks for your email."

"Thank you for your prompt response."

Cơ bản: Lời cảm ơn đơn giản, dùng khi nhận email từ đồng nghiệp.

Nâng cao: Câu cảm ơn thể hiện sự đánh giá cao về sự phản hồi nhanh chóng.

"I received your message."

"I appreciate your detailed response."

Cơ bản: Xác nhận đã nhận được email.

Nâng cao: Cảm ơn và đánh giá cao sự chi tiết trong phản hồi, dùng trong các tình huống chính thức hơn.

"I’ll get back to you soon."

"I will follow up with you regarding this matter shortly."

Cơ bản: Cam kết sẽ phản hồi sớm.

Nâng cao: Câu cam kết chuyên nghiệp hơn, phù hợp trong các tình huống công việc chính thức.

Follow-Up (Theo dõi)

"Just checking in on the status of the project."

"I would like to follow up on the status of the project discussed in our previous meeting."

Cơ bản: Theo dõi tình trạng dự án.

Nâng cao: Theo dõi tình trạng một cách chính thức hơn, đề cập đến cuộc họp trước đó để cung cấp ngữ cảnh.

"Have you had a chance to review my last email?"

"I wanted to touch base regarding my previous email. Have you had an opportunity to review it?"

Cơ bản: Kiểm tra tình trạng phản hồi của email trước đó.

Nâng cao: Theo dõi email trước đó một cách trang trọng và chi tiết hơn.

"Just a reminder about the meeting tomorrow."

"This is a gentle reminder about our scheduled meeting tomorrow."

Cơ bản: Nhắc nhở về cuộc họp.

Nâng cao: Nhắc nhở lịch sự hơn, thích hợp cho các cuộc họp chính thức.

Closing (Kết thúc Email)

"Best regards,"

"Sincerely,"

Cơ bản: Ký tên bằng lời chào thân thiện.

Nâng cao: Ký tên bằng cách kết thúc trang trọng hơn, phù hợp với các email chính thức.

"Thanks,"

"Thank you for your attention to this matter."

Cơ bản: Lời cảm ơn đơn giản khi kết thúc email.

Nâng cao: Cảm ơn một cách trang trọng hơn, thể hiện sự đánh giá cao đối với sự quan tâm của người nhận.

"Cheers,"

"Best regards,"

Cơ bản: Ký tên thân thiện, thường dùng trong môi trường không chính thức.

Nâng cao: Ký tên trang trọng hơn, dùng trong môi trường công việc chính thức.

VUS đã mang đến cho bạn bộ 100+ câu tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm phổ biến nhất. Tuy nhiên, làm sao để nhớ sử dụng thành thạo các câu tiếng Anh giao tiếp cũng như hạn chế các lỗi sai thường xuyên xảy ra, hãy tham khảo tiếp nội dung bên dưới nhé!

Tuyệt chiêu khắc phục những lỗi tiếng Anh giao tiếp phổ biến của người đi làm 

Có thể thấy hầu như các lỗi thường gặp nhất trong tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm dù ở cấp độ Beginner, Elementary hay ngay cả Intermediate đều hay mắc phải vẫn là:

  • Phản xạ nghe, phát âm và nói tiếng Anh kém linh hoạt
  • Sử dụng từ vựng không đúng ngữ cảnh và sai cấu trúc ngữ pháp
  • Thiếu khả năng diễn đạt ý tưởng rõ ràng

Tất cả các nguyên nhân gây ra các tình trạng nêu trên chủ yếu liên quan đến việc chưa thành thạo các kỹ năng sau:

  • Kỹ năng Nói (Speaking) 
  • Kỹ năng Nghe (Listening)

Kỹ năng Nói (Speaking)

Phát âm (Pronunciation)

Lỗi phát âm không chính xác là một trong những vấn mà người học tiếng Anh giao tiếp dễ thấy nhất, đặc biệt là đối với những người mà tiếng Anh không phải ngôn ngữ mẹ đẻ:

  • Phát âm sai nguyên âm. Ví dụ: từ "ship" /ʃɪp/ với nguyên âm /ɪ/ ngắn nhưng lại phát âm giống như "sheep" /ʃiːp/ với nguyên âm // dài.
  • Bỏ qua các phụ âm cuối. Ví dụ như “fast” /fɑːst/, “castle” /ˈkɑːs.əl/, “listen” - /ˈlɪs.ən/, “Christmas” - /ˈkrɪs.məs/
  • Lỗi nhấn âm trong từ hoặc câu. Ví dụ: phát âm "record" /ˈrekərd/ (danh từ) như "record" /rɪˈkɔːrd/ (động từ) với việc nhấn âm sai vị trí ở từ đầu tiên và từ thứ hai.

Nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề trên là do sự khác biệt âm vị của ngôn ngữ. Tiếng Việt không có sự phân biệt rõ ràng giữa nguyên âm ngắn và dài, cũng không có quy tắc nhấn âm phức tạp, và cũng ít từ kết thúc bằng phụ âm như tiếng Anh. 

Một điều hiển nhiên là từ khi sinh ra chúng ta chỉ được biết và sử dụng duy nhất tiếng mẹ đẻ. Vì vậy thói quen phát âm tự nhiên trong tiếng mẹ đẻ có thể khiến bạn vô tình phát âm sai hoặc bỏ qua các âm vị tiếng Anh. Những thói quen này đã hình thành từ lâu và cần cả quá trình luyện tập để thay đổi.

BẮT TAY VÀO LUYỆN TẬP NGAY để khắc phục lỗi này một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả lâu dài

  • rintheSEOprodigy

Nhiều người do đã quá tập trung vào việc học ngữ pháp và từ vựng cho các bài kiểm tra tại trường học, khiến kỹ năng này trôi vào quên lãng. Dần dần, các lỗi phát âm tích lũy ngày càng nhiều, làm tăng thêm nỗi sợ hãi khi phải đối mặt và khắc phục chúng:

  • Hãy luyện nghe hội thoại tiếng Anh thật nhiều để ghi nhớ được ngữ điệu và trọng âm tự nhiên.
  • Sau đó, liên tục thực hành với người bản xứ hoặc với người nói tiếng Anh thành thạo. Từ đó đánh giá và điều chỉnh tiến trình luyện tập cho phù hợp với trình độ bản thân. 

Thường xuyên giao tiếp với người bản xứ không chỉ hỗ trợ cải thiện khả năng phát âm của bạn, mà còn xây dựng phản xạ ngôn ngữ tự nhiên trong giao tiếp tiếng Anh. Khi phát triển và hoàn thiện được phản xạ ngôn ngữ, bạn sẽ sở hữu được những ưu thế như sau:

  • Tối ưu tốc độ phản xạ ngôn ngữ: Bạn sẽ nghe hiểu nhanh và xử lý thông tin cũng nhanh hơn, việc trả lời câu hỏi hoặc tham gia vào cuộc trò chuyện một cách nhanh chóng và liền mạch hơn.
  • Giảm sự ngắt quãng khi giao tiếp tiếng Anh: Bạn sẽ tốn ít thời gian hơn khi suy nghĩ tìm từ vựng hoặc sắp xếp cấu trúc câu trước khi nói.
  • Tư duy bằng tiếng Anh, giảm sự phụ thuộc vào tiếng Việt: Khi bạn có thể tư duy và phản xạ nhanh bằng tiếng Anh, bạn sẽ ít bị lệ thuộc vào việc sử dụng các cấu trúc câu cũng như từ vựng giống như tiếng mẹ đẻ. Từ đó, quá trình giao tiếp trở nên tự nhiên và lưu loát hơn.

Nếu bạn không có cơ hội được tiếp xúc với người nước ngoài thường xuyên để luyện tập phản xạ giao tiếp, hãy đến các trung tâm tiếng Anh uy tín và đăng ký các khóa học tiếng Anh giao tiếp với các giáo viên chuyên nghiệp.

  • luyentienganh

 

Sau khi đã hoàn thiện việc phát âm tiếng Anh, hãy luyện tập thêm Ngữ điệu và Trọng âm để có giọng nói chuẩn xịn như người bản xứ nhé. 

Ngữ điệu (Intonation) và Trọng âm (Stress)

Trong tiếng Anh, ngữ điệu (intonation) thường phân biệt giữa câu hỏi và câu khẳng định và thể hiện cảm xúc hoặc nhấn mạnh ý nghĩa. Ngược lại, một số ngôn ngữ như tiếng Nhật dùng ngữ điệu để thể hiện sự lịch sự và cấp bậc xã hội, trong khi tiếng Trung Quốc sử dụng ngữ điệu để phân biệt nghĩa các từ có âm giống nhau.

Còn trọng âm (stress) sẽ đóng vai trò giúp phân biệt giữa các từ và làm rõ ý nghĩa của câu. Trọng âm có thể thay đổi ý nghĩa từ, ví dụ, "record" (danh từ) và "reCORD" (động từ). 

Ngữ điệu và trọng âm còn là một trong những tiêu chí cốt lõi trong thang điểm của bạn ở phần thi Speaking của bài thi IELTS TOEFL.

Ví dụ sau đây minh chứng rõ ràng rằng việc nhấn trọng âm có thể thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của câu và điều mà người nói muốn nhấn mạnh:

  • Nếu nhấn trọng âm vào "didn't": "I didn't say he stole the money.", có nghĩa là người nói phủ nhận việc mình đã nói câu đó. Ho không bác bỏ việc anh ta đã ăn cắp tiền, chỉ không thừa nhận việc mình đã nói ra nó.
  • Nếu nhấn trọng âm vào "say": "I didn't say he stole the money.", họ có thể đang ám chỉ rằng họ không phải là người nói ra việc anh ta đã ăn cắp tiền.
  • Nếu nhấn trọng âm vào "he": "I didn't say he stole the money.", họ đang không thừa nhận rằng đối tượng mà họ đề cập là người đã ăn cắp tiền. 
  • Nếu nhấn trọng âm vào "stole": "I didn't say he stole the money.", nó mang ý nghĩa là họ phủ nhận rằng hành động "ăn cắp" đã xảy ra. Có thể anh ta đã làm một điều gì đó khác với số tiền đó, chẳng hạn như mượn nó.
  • Nếu nhấn trọng âm vào "money": "I didn't say he stole the money.", họ bác bỏ rằng đối tượng đã lấy đi là tiền. Có thể anh ta đã lấy đi một thứ gì đó khác.

Luyện tập ngữ điệu và trọng âm như thế nào cho đúng?

Cách đơn giản nhất là chọn một đoạn hội thoại, bản tin, một bộ phim hoặc các video mà bạn yêu thích và xem hết chúng và hãy nghe kỹ cách họ sử dụng ngữ điệu và trọng âm, sau đó cố gắng bắt chước cách phát âm của họ. 

Có thể bạn quan tâm:

Tại sao luyện nghe tiếng Anh dễ hơn luyện nói?

Làm thế nào để suy nghĩ được bằng tiếng Anh?

Kỹ năng Nghe (Listening) 

Trong quá trình tự rèn luyện kỹ năng Listening khi học tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm, không ít người đã rơi vào vòng xoáy của các sai lầm mà không biết cách thoát ra. Các sai lầm này chính là:

  • Cố gắng hiểu từng từ nên bỏ lỡ ý chính
  • Bỏ qua ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh trong khi nghe
  • Sử dụng phụ đề tiếng Việt

Cố gắng hiểu từng từ nên bỏ lỡ ý chính

Đây là lỗi cơ bản và quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hiểu tiếng Anh ở mức độ tổng quát, làm giảm hiệu quả giao tiếp và khả năng nắm bắt ngữ cảnh.

Thay vào đó, hãy tập trung vào việc nghe để nắm bắt ý chính và các điểm chính. Điều này bao gồm việc lắng nghe những từ khóa và nội dung chính để hiểu bối cảnh và mục đích của cuộc nói chuyện.

Bỏ qua ngữ pháp và từ vựng trong khi nghe

Bạn có thể điều chỉnh tốc độ nghe tiếng Anh chậm lại và dần dần tăng lên khi đã quen. Đồng thời, hãy nghe kèm phụ đề tiếng Anh để nhận biết các cấu trúc ngữ pháp được sử dụng trong bối cảnh thực tế nhằm củng cố trí nhớ của bạn về từ vựng và cấu trúc ngữ pháp tạo hiệu quả ghi nhớ lâu hơn.

Sử dụng phụ đề tiếng Việt khi luyện nghe

Như đã đề cập trước đó, hãy dừng việc sử dụng phụ đề tiếng Việt mà hãy chuyển qua phụ đề Anh, bắt đầu với các video có nội dung đơn giản và chuyển sang nội dung phức tạp hơn khi bạn đã quen dần.

Khi không luyện tập kỹ năng nghe thường xuyên, khả năng nhận biết âm thanh, ngữ điệu, và từ vựng sẽ bị giảm sút, dẫn đến việc hiểu người khác nói tiếng Anh sẽ càng khó khăn hơn. Vì vậy, hãy tập trung rèn luyện kỹ năng nghe một cách kỷ luật nhé. Tuy nhiên, để luyện nghe tốt hơn, bạn hãy củng cố thêm vốn từ vựng cũng như nắm chắc ngữ pháp tiếng Anh. 

Sau khi đã thành thạo tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm, điều quan trọng nhất để giúp bạn hình thành suy nghĩ bằng tiếng Anh cũng như phản xạ ngôn ngữ nhạy bén đó là luyện tập thật nhiều trong môi trường 100% tiếng Anh. 

Tuy nhiên, hãy cân nhắc thật kỹ nếu bạn chọn các phương pháp sau để thực hành luyện nghe tiếng Anh: 

Tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh thường gặp vấn đề vì thiếu một lộ trình học rõ ràng và khoa học. Các thành viên tham gia câu lạc bộ thường có trình độ tiếng Anh khác nhau, từ người mới bắt đầu đến người đã có kinh nghiệm, khiến quá trình học không đồng đều. Khi các thành viên mới liên tục đến và thành viên cũ rời đi, các chủ đề trò chuyện cũng bị giới hạn, thường xoay quanh những nội dung đơn giản và dễ lặp lại như chào hỏi, giới thiệu bản thân, hoặc sở thích cá nhân. 

Trò chuyện qua internet với người nước ngoài cũng mang lại nhiều rủi ro. Bạn có thể vô tình gặp phải những người nói tiếng Anh không chuẩn, có giọng địa phương hoặc sử dụng cách diễn đạt không phù hợp với tiếng Anh chuẩn quốc tế. Điều này dễ dẫn đến việc tiếp thu sai cách phát âm, từ vựng, hay cấu trúc câu. 

Giao tiếp với khách du lịch, mặc dù mang lại cơ hội thực hành trực tiếp, lại thường chỉ diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn và không đều đặn. Nhiều khách du lịch có thể không sẵn lòng dành thời gian trò chuyện lâu với bạn, và các cuộc nói chuyện thường chỉ xoay quanh các chủ đề cơ bản như hỏi đường, giới thiệu bản thân, công việc, hoặc văn hóa ẩm thực địa phương. 

Vì thế, để thực sự phát triển và hoàn thiện kỹ năng tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm một cách toàn diện, việc tham gia một khóa học tiếng Anh uy tín với lộ trình học được thiết kế chuyên nghiệp và giáo viên có trình độ chuyên môn cao là lựa chọn tối ưu.

Tham gia khóa học tiếng Anh giao tiếp iTalk tại VUS là một trong những sự lựa chọn tối ưu, vì bạn sẽ đạt được những kết quả thực tế như sau:

  • Môi trường học 100% giao tiếp bằng tiếng Anh: Giúp não bộ nhanh chóng thích nghi, biến tiếng Anh thành ngôn ngữ giao tiếp chính, từ đó nâng cao khả năng xử lý ngôn ngữ trong thực tế.
  • Hiểu nhanh và chính xác trong giao tiếp: Học viên không cần nhờ vào suy luận hay yêu cầu lặp lại khi nghe đối phương.
  • Dễ dàng nghe và hiểu các giọng Anh-Anh, Anh-Mỹ và nhiều biến thể khác, giúp thích ứng nhanh trong các tình huống giao tiếp quốc tế.
  • Lộ trình 4 chặng rõ ràng: Đảm bảo học viên đạt được kết quả cụ thể sau mỗi giai đoạn với 60 chủ đề giao tiếp, phù hợp với từng trình độ và mức độ khó.
  • 365+ chủ đề tự do lựa chọn: Từ giao tiếp hàng ngày đến công việc, du lịch và các vấn đề xã hội, học viên được phát triển kỹ năng ngôn ngữ theo sở thích và nhu cầu cá nhân.
  • Linh hoạt thời gian học với 4 ca học mỗi ngày: Mỗi ca kéo dài 90 phút mỗi buổi, học viên dễ dàng sắp xếp thời gian học phù hợp. Có thể hoàn thành 20 chủ đề trong 2,5 tháng hoặc chỉ 1,5 tháng với lộ trình cấp tốc.
  • Ứng dụng iTalk độc quyền: Giúp ôn tập từ vựng, mẫu câu, luyện phát âm, thu âm giọng nói và thực hành đóng vai mọi lúc, mọi nơi, đồng nhất với chương trình học trên lớp.
  • Hơn 2.700 giáo viên tiếng Anh xuất sắc: Sở hữu các chứng chỉ giảng dạy quốc tế danh giá như TESOL, CELTA, TEFL, không chỉ giúp bạn hòa mình vào môi trường tiếng Anh chuẩn, mà còn làm quen nhanh với âm điệu tự nhiên, đồng thời giải thích ngữ pháp và từ vựng dễ hiểu, giúp bạn nắm bắt kiến thức vững vàng.
  • Học bất kỳ đâu tại 80+ cơ sở trên toàn quốc: Thuận tiện cho học viên di chuyển, tham gia học tập ở bất kỳ đâu.

Với HỌC BỔNG lên đến 50% và các chương trình hỗ trợ như giảm giá khi đăng ký sớm hoặc trả góp không lãi suất, giúp học viên tiếp cận khóa học chất lượng mà không lo về chi phí.

Còn chần chừ gì nữa mà không đến VUS để cải thiện ngay trình độ tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm. Hãy để lại thông tin của bạn tại đây, đội ngũ tư vấn của VUS sẽ liên hệ ngay để giúp bạn tìm được con đường ngắn nhất chinh phục tiếng Anh!

Hy vọng với hơn 100 câu tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm và các kỹ thuật khắc phục lỗi sai phổ biến đã được trình bày, bạn có thể tự tin bước vào bất kỳ cuộc họp hay cuộc trò chuyện nào. Hãy liên tục luyện tập và ứng dụng chúng trong thực tế để thấy sự cải thiện rõ rệt trong khả năng giao tiếp và sự phát triển trong sự nghiệp của bạn. Cùng chia sẻ kết quả của bạn với VUS nhé! 

Follow OA VUS:

Đăng ký nhận
tư vấn ngay
Đăng ký nhận tư vấn ngay

Vui lòng để lại thông tin phía dưới để được tư vấn miễn phí.

Cộng đồng kỷ lục
192.944+ Cộng đồng kỷ lục 192.944+ học viên 192.944+ học viên Cộng đồng kỷ lục 192.944+ học viên

học viên đạt chứng chỉ Quốc tế

Môi trường học tập
chuẩn Quốc tế Môi trường học tập chuẩn Quốc tế

Cơ sở vật chất, giáo viên và chứng nhận từ đối tác quốc tế mang đến môi trường giáo dục
tiếng Anh hàng đầu với trải nghiệm học tập tốt nhất cho học viên.

Đăng ký nhận
tư vấn ngay Đăng ký nhận tư vấn ngay

Vui lòng để lại thông tin phía dưới để được tư vấn miễn phí.

support_agent clear Tư vấn hỗ trợ
arrow_upward