Tiếng Anh Trẻ Em

Lợi ích vượt trội của phương pháp “học khám phá” tại lớp tiếng Anh trẻ em

Cập nhật mới nhất ngày 27/01/2022

“Học khám phá” (hay còn gọi là inquiry-based learning) có khả năng “hô biến” lớp học truyền thống trở thành sân chơi để con thỏa mãn trí tò mò, khơi mở thế giới quan và hình thành tư duy ngôn ngữ của riêng mình.

Đây là phương  giáo dục cấp tiến khá phổ biến tại các nền giáo dục phát triển và đang được nhiều bà mẹ trên toàn cầu ưa chuộng. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nhiều đơn vị giáo dục tại Việt Nam áp dụng phương pháp này. Hãy cùng VUS tìm hiểu sâu phương pháp này nhé!

Học khám phá – Khi hành trình nói lên tất cả

Kí ức của việc học tiếng Anh đối với các bậc cha mẹ ở lứa tuổi 8x, 9x đời đầu (gen Y) Việt Nam là công thức quen thuộc “Listen and repeat” (nghe và lặp lại) cùng hàng loạt những từ vựng, mẫu câu cần phải ghi nhớ. Những yêu cầu “learn by heart” (học thuộc lòng) sau mỗi buổi học và lặp lại trong các bài kiểm tra vô tình đặt ra giới hạn và khuôn mẫu cứng nhắc cho việc tiếp thu và hứng thú học tập của trẻ.

Nhưng lối mòn ấy đã hoàn toàn được phá với phương pháp học khám phá. Khi bước vào không gian học tập ứng dụng phương pháp này, trẻ sẽ được khuyến khích để “đắm mình” trong những câu hỏi, tự do tìm ra lời giải và tiếng Anh nghiễm nhiên trở thành phương tiện truyền đạt suy nghĩ thay vì một môn học “khó nuốt”. Ở đây, tiếng Anh không chỉ là mục tiêu đơn thuần của việc học, mà sẽ đóng vai trò là công cụ giao tiếp giúp trẻ em hoàn thiện tích cách, thu nhận kiến thức xã hội mới mẻ.

Từ đó, trẻ tìm hiểu & sử dụng tiếng Anh một cách có chủ đích, xuất phát từ chính nhu cầu của bản thân và sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ 2. Thông qua phương pháp “học khám phá”, thầy cô dần lùi bước về sau, trở thành những người hướng dẫn đắc lực để con tự mình xây dựng tri thức và duy trì niềm say mê Anh ngữ một cách chủ động.

5 bước cho hành trình “học khám phá” trọn vẹn

Hiện nay, rất nhiều mô hình biến thể của phương pháp “học khám phá” đã được ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục Anh ngữ nhưng nhìn chung, chúng ta có 5 bước như sau:

Đặt câu hỏi (Ask)

Thông thường, học khám phá bắt đầu bằng một câu hỏi mở và kết thúc với rất nhiều những câu trả lời khác nhau. Câu hỏi này được xem như một chất xúc tác để học sinh suy nghĩ sâu hơn về chủ đề và môn học. Theo Oxford Discover, giáo viên có thể đặt những câu hỏi như:

  • Năng lượng đến từ đâu?
  • Con người sinh sống dựa vào những gì?
  • Những vật bất ly thân khi đến trường của con là gì?

Students knowing the right answer Free Photo

Bên cạnh việc đưa ra những câu hỏi mở kết hợp hình ảnh phong phú, bước đầu tiên này nhằm khơi gợi sự tò mò và kích thích trẻ “tra cứu” lại những kiến thức vốn có, đồng thời giúp giáo viên có thể nắm bắt độ hiểu biết và trình độ ngôn ngữ của trẻ.

Xử lý thông tin (Investigate)

Từ những tài nguyên mà trẻ tìm tòi được, giáo viên bắt đầu hướng dẫn trẻ cách kết hợp các dữ liệu tích lũy để học khám phá và giải quyết một tình huống thực tế bằng tiếng Anh. Chẳng hạn như: “Muốn sơn một ngôi nhà, con sẽ cần những màu sắc nào?” hoặc “Nếu người lớn đến nhà chơi, con phải nói gì đầu tiên?”.

Xây giải pháp (Create)

Sau khi thu thập được vốn hiểu biết cá nhân, trẻ được chia vào các nhóm nhỏ và vận dụng ngôn ngữ riêng để mô tả những điều mình khám phá được. Một số hoạt động đơn giản tại bước này có thể kể đến như cho con vẽ tranh về những gì mình đã biết và sau đó sử dụng các từ vựng đơn giản để mô tả hoặc giải thích với các bạn.

Thảo luận (Discuss)

Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, toàn bộ những điều con đã khám phá sẽ được thảo luận trước lớp. Đây là “thời điểm vàng” để giáo viên đóng vai trò cầu nối giữa các sáng kiến của trẻ, phát hiện ra những lỗi sử dụng ngôn ngữ và cả những ứng xử sai lệch trong các tình huống để có thể điều hướng trẻ nhận ra đúng – sai.

Phản hồi (Reflect)

Cuối buổi học, cả giáo viên và học sinh đều cần đưa ra phản hồi và phát biểu lại những gì mình đã tìm hiểu được. Một số hoạt động hỗ trợ quá trình này bao gồm: đóng vai, phỏng vấn, và thực hiện khảo sát. Những kết quả đánh giá sẽ là gợi ý để trẻ tiếp tục hành trình trình khám phá mới và thầy cô có thể lên kế hoạch cho những bài học tiếp theo.

5 lợi ích tiềm tàng của phương pháp “học khám phá”

Theo nhà lý thuyết học J. Bruner, phương pháp “học khám phá” cho phép học sinh ứng dụng kiến thức hiện có để giải quyết những vấn đề trong tầm tay. Nhưng đó không phải là đích đến duy nhất mà 5 lợi ích sau đây mới chính là giá trị cốt lõi mà phương pháp “học khám phá” có thể mang lại.

Phát triển tư duy, thúc đẩy tương tác

Điểm cộng đầu tiên của phương pháp “học khám phá” chính là khả năng giúp trẻ tư duy ngôn ngữ toàn diện hơn thay vì chỉ lặp đi lặp lại từ vựng, mẫu câu theo hướng dẫn của thầy cô. Từ hàng loạt các sự kiện và tình huống có thật, trẻ sẽ học cách ứng dụng kỹ năng Nói và Viết để diễn đạt suy nghĩ, thảo luận cùng bạn bè và bày tỏ cảm xúc của mình.

Cheerful kids chatting during lesson Free Photo

Duy trì động lực học

Bên cạnh sự tò mò, động lực học của trẻ cũng sẽ được duy trì thông qua phương pháp “học khám phá”. Nếu các bậc Phụ huynh luôn ao ước được nhìn thấy trẻ chủ động hơn trong việc học mà không cần sự nhắc nhở của bố mẹ, phương pháp này hoàn toàn có thể biến điều đó thành sự thật!

Tăng cường sự tự chủ

Khi con sẵn sàng, đó cũng là lúc trình Anh ngữ sang trang! Khoảnh khắc nhìn thấy trẻ tiến bộ, bố mẹ có thể tự tin rằng trẻ đang trau dồi kiến thức theo tốc độ của riêng mình. Trên hành trình “học khám phá”, trẻ là nhân vật chính – người được trao trách nhiệm để quan sát sự tiến bộ của bản thân và chỉ tiến lên khi thành thạo từng cấp độ.

Nuôi dưỡng sự hiểu biết sâu sắc

Phương pháp học tập này trao cơ hội cho trẻ vận dụng tối ưu cả 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết nhằm giải thích và phân tích thông tin. Ngoài ra, học khám phá cũng cho trẻ niềm tin rằng sự hiểu biết có được là do chính các em kiến tạo lấy và ghi nhớ tốt hơn những kiến thức mình đã học được.

Sở hữu năng lực học tập suốt đời

Sau cùng, “học khám phá” giúp trẻ nâng cao khả năng nhận biết vấn đề và giải quyết chúng một cách mạnh mẽ. Chẳng hạn như trong cuộc đối thoại giữa cô bé đi lạc và cảnh sát, đâu là những từ ngữ mà trẻ có thể vận dụng để mô tả người thân của mình?

Thay vì chỉ dạy trẻ ghi nhớ từ vựng hoặc mẫu câu, phương pháp này cho phép trẻ áp dụng các ý tưởng vào cuộc sống, tạo ra những bài học đáng nhớ và trở thành những người có thói quen học tập suốt đời.

Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, phương pháp “học khám phá” càng trở nên sống động hơn nữa với hàng loạt những công cụ số nhằm hỗ trợ cho bài học như: kính thực tế ảo VR, trình luyện tập phát âm thông qua AI (Trí tuệ nhân tạo), nền tảng lập trình cho trẻ em, bảng trắng tương tác…

Classmates working together Free Photo

Tuy nhiên, để trải nghiệm “học khám phá” diễn ra đúng hướng, trẻ vẫn cần sự góp mặt, dìu dắt của đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm bài bản cùng tư duy nhạy bén, sẵn sàng nâng cao năng lực giảng dạy và làm cho bài học thêm sáng tạo.

Tạm kết

Nhiều chuyên gia đầu ngành đã nhận định phương pháp học khám phá là là sự kết hợp tối ưu giữa nhiều phương pháp dạy học tích cực của thế kỷ 21. Trong bối cảnh thế giới đang đòi hỏi nhiều hơn về năng lực của một công dân toàn cầu, việc trau dồi tiếng Anh thông qua phương pháp này chính là một bước tiến hiện đại, cấp thiết mà phụ huynh có thể đầu tư cho trẻ ngay từ hôm nay để sẵn sàng chinh phục thời đại mới. Sở hữu hơn 2.300 giáo viên với những xu thế giảng dạy mới nhất trên toàn cầu cũng như những cải tiến công nghệ hiện đại, phương pháp “học khám phá” chính là mảnh ghép hoàn thiện để VUS có thể tiếp tục hành trình mang nền tảng Anh ngữ vững vàng đến với thế hệ trẻ em Việt Nam.

    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Khóa học




      NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

      Khóa học



      Loading...
      messenger